Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Thanh khoản, lãi suất và tái cấu trúc ngân hàng

| Phạm Thế Anh |

(On SGTT)

Bản chất của vấn đề thanh khoản là… nợ xấu

Trước tiên, cần làm rõ bản chất của vấn đề thanh khoản mà các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng thương mại nhỏ, hiện đang gặp phải. Thực tế thời gian qua cho thấy nguyên nhân chủ yếu của nó không phải là sự chênh lệch tạm thời giữa kỳ hạn cho vay và kỳ hạn huy động trong hoạt động kinh doanh, mà thực chất là do nợ xấu không thu hồi được của các ngân hàng này. Do vậy, chúng ta cần gọi đúng tên của vấn đề đó là nợ xấu chứ không phải là thanh khoản. Các khoản nợ xấu này chủ yếu nằm ở lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực sản xuất có liên quan do sức cầu ở các thị trường này suy giảm mạnh trong hơn một năm qua. Theo tính toán của ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì chỉ riêng tổng dư nợ bất động sản là xấp xỉ 200.000 tỉ đồng vào cuối năm 2011. Các khoản nợ này, nếu không thanh toán được, sẽ ngày càng phình to với tốc độ tăng bằng với mức lãi suất trên dưới 20%/năm.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Chỉ thị 01 và quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

| Nguyên Minh Cường |


SGTT.VN - Chỉ thị 01 được ban hành vào ngày 13.2.2012 đã cho thấy định hướng tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán được giới hạn ở mức 14 – 16% và tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng khoảng 15 – 17%. Mỗi nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) khác nhau được đưa ra một mức tăng trưởng tín dụng khác nhau. Việc phân chia tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có thể có dụng ý tạo tiền đề để các NHTM tìm đến sáp nhập vào nhau, tận dụng quy mô và lợi thế để tiếp tục tăng trưởng và phát triển.

Cơ sở cho việc hạ lãi suất

Việc chia nhóm tốc độ tăng trưởng tín dụng giúp cho NHNN có thể thực hiện được hai mục tiêu:

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Tách hoạt động kinh doanh vàng vật chất khỏi đầu cơ

| Đinh Tuấn Minh |
(Bài viết trên SGTT)




SGTT.VN - Làm thế nào để huy động số vàng lên tới 300 – 500 tấn trong dân để phục vụ phát triển kinh tế? Tôi cho rằng để lượng vàng này trở nên có hiệu quả thì điều quan trọng là phải tách hoạt động kinh doanh vàng vật chất ra khỏi hoạt động đầu cơ giá vàng.

Hiện tại phần lớn người dân Việt Nam mua vàng là để đầu cơ giá vàng. Tuy nhiên, do không được kinh doanh vàng tài khoản cũng như chưa có chứng chỉ vàng nên việc đầu cơ giá vàng của người dân buộc phải thực hiện thông qua việc trao đổi lượng vàng vật chất tương ứng với các cửa hàng trung gian.

Quá trình trao đổi vàng vật chất qua lại này không những làm tăng chi phí giao dịch cho những người đầu cơ, mà còn khiến cho hoạt động đầu cơ vàng gắn với dòng dịch chuyển ngoại tệ khi có dòng vàng vật chất chuyển dịch vào và ra khỏi biên giới Việt Nam.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Your money your vote and economic calculation

| Đinh Tuấn Minh |

Trên CNBC có một chương trình Your money your vote liên quan đến các sự kiện chính trị. Khi dùng phrase này tôi không có ý nói đến vấn đề chính trị mà là vấn đề tính toán kinh tế.

Một thực tế mà mọi người đều biết là giá trị tài sản tham gia trên các thị trường tài chính toàn cầu lớn hơn rất nhiều lần giá trị của các nền kinh tế thực. Nhiều người cho rằng đó là nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế.

Vai trò của đầu cơ trong nền kinh tế (2)

| Đinh Tuấn Minh |

Blog của anh Lê Hồng Giang có bàn đến vấn đề đầu cơ dưới tiêu đề "Greed" và "Greed 2". Theo ý kiến cá nhân của tôi thì việc  bàn về lòng tham của con người trong nền kinh tế thị trường là bàn đến khía cạnh đạo đức. Về chủ đề này bác Phạm Nguyên Trường và tôi đã dịch khá nhiều bài của các tác giả khác nhau. Các bạn có thể tham khảo series dịch thuật của bác Trường trên blog của bác. Với cá nhân tôi thì tôi cho rằng đây là một bản năng tuyệt vời nhất mà loài người có được để duy trì sự tồn tại. Dẹp lòng tham đi thì chắc loài người vẫn còn đang luẩn quẩn ở mấy dãy núi ở Kenya chứ không sinh sôi nảy nở đc nhiều như hiện nay. Sự khác nhau của các cá nhân là người này tham nhiều về khía cạnh này hay khía cạnh khác hơn người kia mà thôi.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Yếu tố đạo đức trong xã hội tự do kinh doanh


| F.A. Hayek |
(Đinh Tuấn Minh dịch)

Hoạt động kinh tế tạo ra các phương tiện vật chất phục vụ mọi mục đích của chúng ta. Hầu hết nỗ lực riêng rẽ của mỗi chúng ta là làm ra các phương tiện phục vụ mục đích của người khác; đổi lại, ta sẽ nhận được các phương tiện tạo ra bởi họ để phục vụ các mục đích của mình. Chỉ bởi vì chúng ta được tự do lựa chọn các phương tiện nên chúng ta mới được tự do lựa chọn mục đích.

Tự do kinh tế do vậy là một điều kiện không thể thiếu để có các tự do khác, và tự do kinh doanh vừa là điều kiện cần vừa là hệ quả của tự do cá nhân. Do vậy, khi bàn về chủ đề “yếu tố đạo đức trong tự do kinh doanh”, bên cạnh các vấn đề đời sống kinh tế tôi còn để cập đến cả các mối quan hệ rộng hơn giữa tự do và đức hạnh.