Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Cần tập trung vào giải pháp căn cơ

| Đinh Tuấn Minh |

GTT.VN (14.11.2012) - Theo ý kiến cá nhân của tôi, nguy cơ bất ổn của vàng đối với tỷ giá vẫn chưa được gỡ. Các biện pháp nghiệp vụ đối với nợ xấu hiện nay nếu không có giải pháp căn cơ chỉ là đẩy một phần nợ xấu của hệ thống từ hiện tại sang tương lai mà thôi.

Giá vàng đang như quả bom bị vùi xuống đất

Tỷ giá trong thời gian vừa qua ổn định, chịu ít tác động bởi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế chủ yếu là do nguồn cung USD của Việt Nam lớn hơn nhu cầu. Nhu cầu ngoại tệ giảm chủ yếu là vì tổng cầu của nền kinh tế bị suy giảm. Với mức chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tới 3 triệu đồng như hiện nay thì chắc chắn sẽ có các hiện tượng tiêu cực mới bên cạnh nhập lậu vàng xuất hiện, chẳng hạn làm giả vàng SJC. Hay nói cách khác, vấn đề về vàng ở Việt Nam hiện nay vẫn như quả bom bị vùi xuống đất mà thôi. Chưa biết khi nào thì nổ.

Khả năng hạ lãi suất đang đến dần

|Nguyên Minh Cường |

SGTT.VN (17.12.2012) - Tín dụng trong năm nay không phải là do lãi suất cho vay cao, mà do mặt bằng lãi suất huy động và tỷ lệ nợ xấu quá cao. Giải quyết ổn thoả hai vấn đề, trên là giải pháp căn cơ để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được dòng vốn với lãi suất phù hợp, để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trong khi vấn đề nợ xấu chưa có chuyển biến, thì vấn đề mặt bằng lãi suất huy động đã có dấu hiệu tích cực.

Trong tuần qua, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục hạ lãi suất huy động các kỳ hạn dài (12 tháng trở lên) từ 12 – 13% xuống còn khoảng 10,5 – 12%/năm. Lãi suất kỳ hạn dài cao nhất của ACB hiện chỉ còn 11,8%/năm, Techcombank 11,5%, EIB 11,5%/năm, MBB 11%/năm, và Sacombank 12%/năm. Mặc dù mới chỉ giảm lãi suất các kỳ hạn dài, nhưng đây có thể là tín hiệu tốt cho thấy xu hướng lãi suất sẽ còn tiếp tục giảm.

Rủi ro từ trái phiếu chính quyền địa phương

| Nguyên Minh Cường |

SGTT.VN - Khó khăn kinh tế Việt Nam năm 2012 đã khiến cho tình hình thu chi ngân sách nhà nước không đạt được chỉ tiêu như kế hoạch. Không chỉ tại những tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển kinh tế chậm mà tại cả ba đầu tàu kinh tế khu vực của ba miền Bắc, Trung, Nam là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM cũng đã không hoàn thành thu ngân sách nhà nước.


Áp trần lãi suất cho vay: lợi bất cập hại

| Nguyên Minh Cường |

SGTT.VN (03.12.2012) - Vừa qua, theo các tuyên bố của ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Chính phủ trần lãi suất cho vay có thể được áp dụng trong thời gian sắp tới nhằm mục đích giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với mức lãi suất thấp hơn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nếu khả năng này xảy ra thì đây sẽ là lần đầu tiên trần lãi suất cho vay chính thức áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp hành chính này vẫn là một dấu hỏi.

Mức lãi suất cho vay dưới 10%

Kể từ cuối năm 2011 tới nay, NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát dưới một con số. Để thực thi được chính sách này, các mức lãi suất chính sách của NHNN và lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại (NHTM) cần phải được duy trì ở mức đủ cao để NHNN có thể hút được tiền trong lưu thông về. Hệ quả là lãi suất cho vay cũng phải duy trì ở mức cao tương ứng, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn từ hệ thống ngân hàng. 

Hạ màn đầu tư chéo ngân hàng?

| Nguyên Minh Cường |

SGTT.VN (26.11.2012) - Trong tuần qua, chủ tịch hội đồng quản trị của ACB đã cho biết: nhóm công ty có liên quan tới ACB đã thoái phần lớn các khoản đầu tư vào ngân hàng Kiên Long, Eximbank, thu về tổng cộng 4.500 tỉ đồng. Giá trị này chiếm tới gần 35% tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng ACB, chưa bao gồm các khoản đầu tư của ACB vào một số các ngân hàng thương mại (NHTM) khác như Vietbank, Đại Á… Không chỉ có ACB mà nhiều NHTM khác cũng đang nắm giữ những khoản đầu tư tương tự như ACB. Dù chưa biết lỗ lãi từ việc thoái vốn ra sao nhưng việc chuyển nhượng cổ phiếu tại thời điểm này không phải dễ dàng gì.


Không mất tiền ngân sách thì mất tài sản công

| Nguyên Minh Cường |

GTT.VN (20.11.2012) - Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, các đại biểu quốc hội tỏ ra rất quan tâm tới nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nhất là về hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ nợ xấu và các biện pháp khắc phục. Trong trả lời chất vấn bằng văn bản cho đại biểu, bộ trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã đưa ra nhiều còn số khá giật mình về tình hình nợ của các DNNN. Tuy nhiên, người dân vẫn hầu như không biết gì về giải pháp để giải quyết bài toán nợ tại khu vực DNNN.

DNNN vay nợ nhiều nhưng không hiệu quả

 Theo bộ trưởng Vương Đình Huệ thì tính tới thời điểm 31.12.2011, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là 1.292.400 tỉ đồng, tăng 18,9% so với 2010. Số nợ này bằng khoảng 65,2% GDP của toàn nền kinh tế trong năm 2011.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần. Đáng chú ý là có tới 30 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn ba lần. Trong đó có tám đơn vị có tỷ lệ trên mười lần, mười doanh nghiệp từ 5 – 10 lần, 12 tập đoàn, tổng công ty từ 3 – 5 lần. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất là 0,34 lần còn tỷ lệ tổng nợ phải trả/tổng nguồn vốn bình quân tính theo số liệu báo cáo hợp nhất là 0,62 lần. Tỷ lệ tổng tài sản/tổng nợ phải trả, theo báo cáo hợp nhất bình quân năm 2011 là 1,62 lần.

Thị trường tiền tệ: ổn định vẫn lo

| Nguyên Minh Cường |

SGTT.VN 12.11.2012 - Không như thời điểm này các năm trước, thị trường tiền tệ trong nước năm nay khá ổn định. Các ngân hàng thương mại (NHTM) hầu như không có dấu hiệu chạy đua lãi suất VND. Đồng thời, tín hiệu hạ lãi suất từ một số NHTM cũng đang ngày càng rõ rệt hơn. Lãi suất huy động kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên của nhiều NHTM đã giảm từ 0,5 – 1%. Các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng hầu như vẫn duy trì mức lãi suất trần 9% nhưng các chương trình khuyến mãi tặng quà và tiền đã giảm hẳn.

Huy động tăng mạnh khiến các NHTM thừa vốn

Theo thống kê của ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến 19.10.2012, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng là 2,77%. Trong khi đó, tăng trưởng huy động của các tổ chức tín dụng tăng 14,02%. Đặc biệt, huy động VND tăng 17,52%. Điều này đã giúp cho tỷ lệ cho vay/huy động của toàn hệ thống NHTM sau một thời gian rất dài luôn cao hơn mức 100% đã giảm xuống dưới mức này. Theo tính toán của người viết, tỷ lệ cho vay/huy động đến thời điểm 19.10.2012 chỉ còn ở mức 97,03%. Như vậy, toàn bộ nhu cầu vốn để cho vay của các NHTM đã có thể được tài trợ từ phần vốn huy động.