Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Summers' memo on Economic Recovery Plan

| Đinh Tuấn Minh |

Từ blog của Mankiw bản memo của Larry Summers về kế hoạch kích thích kinh tế 600 tỷ USD được công bố. Ban đầu đây là một báo cáo mật và nay thì "bỗng dưng" được công khai. Giới tư vấn kinh tế cho chính phủ cần tham khảo. Rất hữu ích!

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

What future for economics?

Peter Boettke có dẫn link đến tóm tắt của Martin Wolf về cuộc thảo luận bàn tròn giữa một nhóm các nhà kinh tế hàng đầu của một số trường phái kinh tế về tương lai của kinh tế học.Theo  Martin  thì trong panel có hai người được giải Nobel là  Peter Diamond từ MIT, Joe Stiglitz từ ĐH Columbia, và các guru khác như Robert Shiller từ ĐH Yale (trùm về kinh tế tài chính hành vi) và Brian Arthur từ the Santa Fe Institute (trùm về economic complexity theory). Có 10 điểm dược nhấn mạnh từ cuộc thảo luận như là những điểm cần theo đuổi trong thời gian tới. Tôi tạm dịch phác như sau.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Vai trò của đầu cơ trong nền kinh tế

| Đinh Tuấn Minh |

(Đây là bài viết tôi định đăng trên SGTT số Tết nhưng cuối cùng BBT quyết định không đăng vì không phù hợp với xu hướng hiện nay).


Kinh tế suy thoái toàn cầu năm 2008-2009 khiến tỷ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển tăng cao, trong khi giới tài chính-ngân hàng vẫn sống khỏe, đặc biệt là sau khi được các chính phủ bơm hàng ngàn tỷ USD để cứu trợ trong giai đoạn 2009-2010. Giới đầu cơ trên các thị trường tài chính toàn cầu đã  trở thành đối tượng để người dân chút giận trong những tháng cuối 2011. Theo tâm thế chung của xã hội, những kẻ đầu cơ này là thủ phạm gây ra bất ổn toàn cầu, nhưng thay vì bị trừng phạt, họ lại được các chính phủ o bế và cứu trợ. Sự thật có phải như vậy không?

Barclays - Skyscrapers and economic crisis

| Đinh Tuấn Minh |


Barclays Capital đưa ra một báo cáo cho thấy có mối quan hệ giữa việc xây dựng các tòa nhà chọc trời với khủng hoảng kinh tế. 


Nhà chọc trời là điềm báo khủng hoảng kinh tế


Không biết người chắp bút cho báo cáo này của Barclays là ai. Còn ý tưởng về mối quan hệ giữa việc xây dựng các tòa nhà chọc trời với khủng hoảng kinh tế đã được nhiều nhà kinh tế học Áo nhắc đến cách đây nhiều năm. Cụ thể là bài của Mark Thornton, Skyscrapers and Business Cycles
Quarterly Journal of Austrian Economics vol. 8, no. 1 (Spring 2005).

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Bầu cử tổng thống Mỹ 2012 và Ron Paul

| Đinh Tuấn Minh |

Đối với nhiều người mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm nay không thực sự hấp dẫn lắm. Đảng Cộng hòa có vẻ không tìm được đối thủ xứng tầm để đánh bại Obama mặc dù dân Mỹ thực sự thất vọng về achievement của Obama trong việc giải quyết suy thoái kinh tế. Nhưng tôi lại thấy mùa bầu cử năm nay thực sự hấp dẫn và có ý nghĩa. Đó là vì sự hiện diện của dân biểu Ron Paul.


Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Quả Bom Đoàn Văn Vươn


| Huy Đức |
Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

What Remains of the Consensus in Macroeconomics?

| Đinh Tuấn Minh |

Peter Boettke reminds một khía cạnh rất đáng chú ý của kinh tế vĩ mô nhân khi đọc Daron Acemoglu's Introduction to Modern Economic Growth (Princeton, 2009). Trong khi các nhà kinh tế vĩ mô thuộc hai nhánh Chicago và Keynesian bất đồng với nhau như nước với lửa thì thực ra đó chỉ là những bất đồng về biến động kinh tế trong ngắn hạn. Về cơ bản, kinh tế vĩ mô có một sự đồng thuận về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Yếu tố quyết định tăng trưởng dài hạn là hệ thống thể chế khuyến khích đầu tư vào human capital và technological change. Và một khi đã tìm đến yếu tố thể chế thì kinh tế tăng trưởng ắt phải dựa trên nền tảng vi mô. Có thể nói, quan tâm đến dài hạn và dựa trên nền tảng vi mô là dòng chảy "chính đạo" của kinh tế học từ Adam Smith, Say, Bastiat, Mises, Hayek, Buchanan, .... Đây là điều mà tôi hoàn toàn nhất trí.

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Saltwater vs. freshwater economics: Tư tưởng hay lý thuyết?

| Đinh Tuấn Minh |

Gần đây các vị trưởng lão trong làng kinh tế cãi nhau như hàng tôm hàng cá. Chicago economists ám chỉ những người ủng hộ fiscal stimulus như Christina Romer Larry Summers, Paul Krugman v.v. là corrupt mind ( Xem tóm tắt của Brad DeLong tại đây). Còn Krugman gọi đội bên Chicago như Fama, Lucas, Cochrane là những kẻ giáo điều, giả dối (hermetic) (tại đây, tại đây, tại đây.)

Kiểu tranh cãi đến mức không thèm nói chuyện với nhau của các kinh tế gia hàng đầu như thế này cho thấy lý thuyết kinh tế bị biased bởi tư tưởng như thế nào. Một khi anh tin rằng chính phủ có thể can thiệp tốt được thì anh sẽ chọn à la Keynesian và sẽ theo đuổi hướng nghiên cứu, nhận định của mình theo hướng đó. Còn nếu như anh tin rằng can thiệp của chính phủ kiều gì củng cho kết quả tồi thì anh sẽ tìm kiếm hướng đi khác từ Chicago school cho tới Austrian school of economics.

Implication: Với những bạn mới vào nghề nghiên cứu kinh tế, ngoài việc trau dồi các công cụ phân tích kinh tế thì cũng rất cần đọc thêm về các tư tưởng kinh tế chính trị để tự xếp mình thuộc nhóm nào và từ đó có thể chọn con đường phát triển học thuật cho mình một cách tốt nhất.


Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Dũng

| Đinh Tuấn Minh |

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một bài thông điệp đầu năm rất đáng chú ý. Đây có lẽ là một bài viết đáng đọc nhất của một nguyên thủ quốc gia Việt Nam trong thời gian gần đây.

Bài viết nhấn mạnh đến việc xây dựng các thể chế kinh tế thị trường để phát triển kinh tế. Đây là một yếu tố quan trọng bậc nhất đóng góp vào tăng trưởng dài hạn của một quốc gia. Những cải cách thể chế mạnh mẽ theo hướng thị trường trong các giai đoạn 1989-1991 và 1999-2003 của Việt Nam đã mở ra những chặng đường mới cho phát triển kinh tế.

Về blog “Thị trường và tự do”

Mục đích của blog này là để trao đổi các suy nghĩ về các khía cạnh khác nhau của thị trường và tự do.

Blog hướng đến việc tìm hiểu các giá trị của tự do và thị trường, các công cụ tư duy giúp chúng ta thực hiện một cách hợp lệ công việc biện minh (justification) cho những giá trị mà ta tin tưởng, và các lý thuyết để đưa ra các nhận định về những hiện tượng và vấn đề mà xã hội hiện nay cũng như trong quá khứ phải đối mặt.

Blog sẽ được duy trì bởi một nhóm bloggers. Các bài viết đăng trên blog bao gồm các bài viết của chính bloggers, của các khách mời, và các bài có giá trị sưu tầm từ các nguồn khác nhau. Blog cho phép các độc giả đăng ký làm thành viên của blog tham gia phản hồi các bài viết.

Bản quyền thuộc về tác giả của bài viết.