Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Lãi suất tăng nhưng chưa đến mức phải chạy đua

| Nguyên Minh Cường |


SGTT.VN 18.06.2012  - Trong tuần qua, sau khi quyết định áp trần lãi suất huy động 9% cho các kỳ hạn dưới 12 tháng và cho phép thả nổi lãi suất với các kỳ hạn dài hơn có hiệu lực, thì nhiều ngân hàng đã nâng mạnh các mức lãi suất huy động dài hạn lên 10 – 11%, thậm chí có ngân hàng đưa ra mức lãi suất từ 12 – 14%. Cùng với đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng đã tăng trở lại và gần bằng với mức lãi suất huy động. Liệu đây có phải là cuộc đua lãi suất mới?


Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Mua bán nợ xấu, kinh nghiệm từ mô hình KAMCO của Hàn Quốc

| Đinh Tuấn Minh |


(SGTT.VN 15.6.2012) - Ý tưởng lập công ty mua bán nợ xấu với quy mô 100.000 tỉ đồng của ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang được bàn luận sôi nổi trên các phương tiện thông tin đại chúng.Việc hình thành công ty mua bán nợ xấu cấp quốc gia đã được tiến hành tại nhiều quốc gia trong giai đoạn khủng khoảng tài chính châu Á 1997 – 1998 như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, v.v.

Để có một hình dung nhất định về việc một công ty mua bán nợ xấu tầm quốc gia vận hành trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế hoạt động như thế nào, tốt nhất là tham khảo một trường hợp thành công điển hình. KAMCO của Hàn Quốc là một trường hợp như vậy.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Tín dụng của doanh nghiệp nhà nước đe doạ nợ công như thế nào?

| Đinh Tuấn Minh |


(Một version bài này được đăng trên TBKTSG, Số 24-2012 ngày 7.6.2012)

Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu trong hai năm vừa qua khiến cho giới chuyên gia và giới làm chính sách trong nước quan tâm đến sự bền vững của nợ công của Việt Nam. Những số liệu gần đây do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) công bố cho thấy, tính đến cuối năm 2011, nợ công của Việt Nam đã lên tới 58,7% GDP, so với mức 43,9% của năm 2008. Trong đó, tổng nợ nước ngoài và nợ công nước ngoài lần lượt là 42,2% và 31,1% GDP. Liệu Việt Nam có thể khống chế được mức nợ công dưới 60% GDP, một mức tạm được coi là an toàn như khuyến cáo của các chuyên gia trong bối cảnh tăng trưởng GDP thấp và ngân sách nhà nước sẽ phải chi khá nhiều tiền để giải quyết nợ xấu hệ thống ngân hàng cũng như hỗ trợ tăng trưởng?

Rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam có lẽ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận một cách minh bạch là “nợ công” trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả mới là mầm mống đe doạ tính bền vững của nợ công Việt Nam.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Mỗi tháng bơm ra 50 ngàn tỷ rất dễ gây lạm phát

 

Trên CafeF

Một loạt chính sách tiền tệ mới được ban hành. Thị trường đang kỳ vọng những biến chuyển từ những quyết sách mới. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với ông Phạm Thế Anh về những ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới thị trường trong thời gian tới.

NHNN đã có quyết định hạ lãi suất 2 điểm phần trăm nhưng cho phép thỏa thuận lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng. Là chuyên gia ông đánh giá thế nào về mức giảm cũng như quyết định cho thỏa thuận lãi suất của NHNN?

Trong ngắn hạn, lãi suất được quyết định bởi 2 yếu tố là lạm phát và thanh khoản. Yếu tố lạm phát lại gồm 2 thành phần là lạm phát hiện tại và lạm phát kỳ vọng. Hiện tại, lạm phát so với cùng kì năm trước (YoY) đến cuối tháng 5 chỉ còn 8,34%; còn lạm phát kỳ vọng trong những tháng tới thậm chí còn thấp hơn chỉ khoảng 6-7%.

Trong khi đó, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện mạnh nhờ việc NHNN đã bơm ra thị trường xấp xỉ 180 ngàn tỷ thông qua mua ngoại tệ và mới chỉ hút về một phần thông qua tín phiếu và thị trường mở. Như vậy cả lạm phát và thanh khoản đều ủng hộ cho quyết định hạ trần lãi suất.

Với lạm phát thực tế lẫn lạm phát kì vọng đang giảm mạnh hiện nay việc lựa chọn một mức trần lãi suất nào đó để áp với các khoản tiền gửi hạn dài là rủi ro cho cả ngân hàng lẫn người gửi tiền. Ngân hàng sẽ chịu thiệt nếu như lạm phát cuối năm tiếp tục giảm, ngược lại người gửi tiền sẽ chịu rủi ro nếu như lạm phát cuối năm tăng mạnh trở lại. Các ngân hàng và người dân lúc đó sẽ chỉ thực hiện các khoản tiền gửi/huy động kì hạn ngắn.

Do vậy, nếu còn trần lãi suất dài hạn thì nó sẽ không giúp làm tăng các khoản tiền gửi/huy động dài hạn – một yếu tố quan trọng giúp tạo sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Bằng cách gỡ bỏ trần lãi suất dài hạn, NHNN đang giảm bớt rủi ro chính sách cho chính mình. Ngoài ra, đây cũng là một bước đi cần thiết để gỡ bỏ dần biện pháp hành chính vào thị trường.  

Phó Thống đốc cũng cho biết lãi suất sẽ ổn định ở 9%/năm từ bây giờ đến hết năm. Ông có chia sẻ gì về điều này?

Theo tôi thông điệp của NHNN nhằm kích thích tâm lý vay vốn của các doanh nghiệp. Hiện nay, bên cạnh các doanh nghiệp không đủ điều kiện tiếp cận thì còn có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng chưa sẵn sàng tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại do họ thấy lãi suất đang có xu hướng hạ nên còn có tâm lý chờ đợi lãi suất giảm tiếp. Nay NHNN phát đi tín hiệu lãi suất sẽ không giảm tiếp từ giờ đến cuối năm, các doanh nghiệp có ý định vay vốn sẽ sẵn sàng tiếp cận nguồn vốn vay này hơn để sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên việc cam kết này cũng có rủi ro là nếu lạm phát tiếp tục giảm xuống thấp mà NHNN lại vẫn tiếp tục giữ lãi suất huy động ở mức hiện tại sẽ không hợp lý, nhưng nếu giảm lãi suất theo lạm phát thì lại trái với cam kết đã đưa ra. Điều đó có thể làm giảm độ tin cậy và hiệu quả của những công bố chính sách trong tương lai.  

Dù sao thì lãi suất huy động cũng đã giảm, theo ông điều này sẽ có tác động thế nào tới tỷ giá trong thời gian tới?

Có nhiều lý thuyết xác định tỉ giá hối đoái trong nền kinh tế. Một trong những lý thuyết đó là điều kiện ngang bằng lãi suất. Theo lý thuyết này thì lãi suất nội tệ sẽ xấp xỉ bằng với lãi suất ngoại tệ cộng với kì vọng mất giá của đồng nội tệ. Do vậy, khi lãi suất VNĐ hạ sẽ làm tăng sức hấp dẫn đối với ngoại tệ. Tuy nhiên phải thấy mức chênh lệch lãi suất vẫn khoảng 6-7% cùng với tuyên bố tỷ giá không tăng quá 3% đến cuối năm của NHNN thì giữ VND vẫn hấp dẫn hơn. Cùng với đó là kinh tế đang suy giảm, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất lẫn hàng hóa xa xỉ giảm mạnh, dự trữ ngoại hối tăng đáng kể thì tỷ giá khó có biến động nhiều trong ngắn hạn.

Tôi cho rằng với dự trữ ngoại hối hiện tại, cộng với những ưu tiên chính sách kiểm soát lạm phát, thì trong khoảng 1 năm tới tỷ giá khó có thể biến động mạnh, còn sự ổn định trong dài hạn phụ thuộc vào điều kiện vĩ mô. Nếu thâm hụt ngân sách, lạm phát tiếp tục tăng cao, kinh tế vĩ mô không ổn định thì chắc chắn tỷ giá sẽ còn tăng.

Có thực tế là tính đến hết tháng 5 thì tổng phương tiện thanh toán tăng 4,47% nhưng tín dụng chưa có tăng trưởng. Điều này có phải là bất thường? 

Cung tiền tăng gần 5% trong khi tín dụng không tăng trưởng cho thấy tiền được bơm ra nhưng không đến được với doanh nghiệp. Điều này khá nguy hiểm. Vậy tiền đi đâu? Cung tiền tăng chủ yếu là NHNN mua vào ngoại tệ. Một phần tiền bơm ra NHNN đã hút về qua phát hành tín phiếu và đấu thầu thị trường mở.

Còn một lượng lớn tiền được các NHTM sử dụng để mua TPCP hoặc TP được CP bảo lãnh. Ước tính từ đầu năm lượng TPCP và TP được CP bảo lãnh phát hành đã đạt 80 ngàn tỷ và sẽ tiếp tục được phát hành tiếp trong nửa cuối năm.

Lượng tiền đó nếu ở lại trong NHTM sẽ tạo ra áp lực phải cho vay ra, buộc các ngân hàng hạ lãi suất để cạnh tranh. Đây là hiện trạng chi tiêu công lấn át đầu tư tư nhân xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển có thâm hụt ngân sách dai dẳng. Hiện tượng này làm chậm lại quá trình giảm lãi suất cho vay của nền kinh tế. 

Muốn đưa tiền cho doanh nghiệp thì phải tăng trưởng tín dụng. Nếu để tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 12% thì những tháng còn lại trung bình hệ thống ngân hàng phải bơm ra nền kinh tế khoảng 50 ngàn tỷ đồng. Ông có bình luận gì về con số này?

50 ngàn tỷ/ tháng là quá nhiều và các doanh nghiệp sẽ không thể hấp thụ được. Chính sách điều hành có độ trễ nên nếu bơm vốn ồ ạt thì một thời gian sau lạm phát sẽ trở lại. Chúng ta đã có kinh nghiệm từ gói kích cầu trước đây và tôi nghĩ rằng NHNN sẽ không thực hiện bơm tiền như vậy.

NHNN chỉ nên kiểm soát tăng trưởng cung tiền hằng năm còn tăng trưởng tín dụng thì nên để NHTM tự quyết. Thông thường thì tăng trưởng cung tiền hằng năm nên xấp xỉ bằng với tăng trưởng GDP (%) + lạm phát (%). Nếu tăng trưởng dự kiến là 5%, lạm phát kỳ vọng là 7% thì tăng trưởng cung tiền M2 không nên vượt quá xa 12%.

Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại cũng giống như chỉ tiêu về doanh thu của các doanh nghiệp. Mỗi ngân hàng tùy theo điều kiện cụ thể, có đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn hay không, cung cầu tín dụng trên thị trường thế nào, sẽ tự quyết định mức tăng trưởng cho phù hợp.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Việt Nam có rơi vào bẫy thanh khoản?

| Nguyên Minh Cường |

SGTT.VN (11.06.2012) - Tại kỳ họp Quốc hội tháng 6.2012, thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết, trong thời gian vừa qua, NHNN đã đưa một lượng tiền “khủng khiếp” ra thị trường bao gồm 180.000 tỉ đồng để mua vào 9 tỉ USD, 60.000 tỉ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp – nông thôn trong tháng 2 và khoảng 30.000 tỉ đồng để cứu các ngân hàng mất khả năng thanh khoản vào cuối năm 2011. Tuy vậy, khối lượng tiền này vẫn chỉ quanh quẩn trong hệ thống ngân hàng mà không thể đưa ra được nền kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm tháng đầu năm của toàn hệ thống vẫn âm.

Thực trạng này khiến nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản (liquidity trap) tương tự các nước phương Tây hiện nay và đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư công cũng như hạ lãi suất chính sách mạnh hơn nữa để cứu nền kinh tế. Liệu có phải vậy?

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Vượt lên sợ hãi

| Aung San Suu Kyi |
(An Văn dịch, đăng lần đầu trên x-cafevn.org năm 2005)

Tham, giận, ngu, sợ



Quyền lực không làm con người hư hỏng như thường được nghĩ, con người chỉ thực sự hư hỏng vì sợ hãi.

Kẻ bề trên đang nắm quyền trong tay có thể hư hỏng vì sợ mất quyền lực.


Kẻ bé mọn bên dưới có thể hư hỏng vì sợ đòn thù của kẻ có quyền thế bên trên.


Phần lớn người dân Miến Điện đều biết đến bốn lầm lạc sau đây:


Tham, Chanda-gati, sự hư hỏng do lòng tham gây ra, khiến con người bỏ đường nẻo chính và chạy theo lợi lộc vật chất hoặc bị cuốn vào mê lộ chỉ vì yêu mê ai quá mức.


Sân, Dosa-gati, sự hư hỏng do nóng giận, đi vào con đường sai lầm để làm hại người mình có ác cảm.


Si, Moga-gati, tức ngu si, lạc đường vì ngu dốt.


Nhưng có lẽ tệ hại nhất trong bốn sai lầm chính là Úy, Bhaya-gati, tức sợ hãi, vì sợ hãi không chỉ bóp nghẹt và lần hồi hủy diệt ý thức về đúng và sai, mà sợ hãi còn là gốc gác của ba sai lầm kia nữa.


Tính hám lợi không là gốc duy nhất của lòng tham, mà nỗi lo sợ rằng mình có thể bị thiếu thốn, sợ rằng người mình say mê không tin yêu mình nữa, cũng là gốc của tham lam..


Cũng vậy, nỗi sợ thất bại, sợ bị làm nhục, sợ bị tổn thương, một cách nào đó, cũng là gốc của nóng giận và ác ý.


Bên cạnh đó, sợ hãi cũng là gốc của ngu si khi con người chỉ vì sợ hãi mà đánh mất quyền tự do theo đuổi sự thật.


Vì sợ hãi có thể bào mòn con người như thế nên chẳng lạ gì ở một xã hội mà sợ hãi tràn lan từ trong ra ngoài thì sự suy đồi, nhũng nhiễu, hư hoại nhân cách cũng sẽ đầy dẫy từ trên xuống dưới.


Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Thành lập công ty mua bán nợ xấu: điều ắt đến đã đến

| Nguyên Minh Cường |


(SGTT-04.06.2012) Tăng trưởng chậm đi kèm với lạm phát cao đã khiến chính phủ đưa ra các giải pháp tổng thể để hỗ trợ nền kinh tế. Một loạt các giải pháp mới liên quan đến cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã được công bố. Tuy vậy, các giải pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ tổng cầu trong ngắn hạn. Cuối cùng thì Ngân hàng nhà nước đã đề xuất giải pháp thành lập công ty mua bán nợ xấu của các NHTM với giá trị khoảng 100.000 tỷ đồng. Đây là điều đã được giới chuyên gia tiên liệu là khó có thể tránh khỏi để khơi thông dòng tín dụng ở Việt Nam.

Nới lỏng tài khóa và tiền tệ: chỉ có tác dụng hỗ trợ tổng cầu ngắn hạn

Đối với các nhóm giải pháp về tài khoá, giãn thuế giúp doanh nghiệp có nguồn vốn ngắn hạn cho sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, đầu tư công sẽ giúp bù đắp một phần sự sụt giảm của tổng cầu. Trong 7 tháng còn lại của năm, Chính phủ sẽ tăng cường giải ngân tiếp 120.000 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tính thêm 38.000 tỷ đồng Trái phiếu chính phủ và tạm ứng vốn trong năm 2013 thì trong 7 tháng cuối năm, thị trường có thể đón nhận khoảng 200.000 tỷ đồng vốn đầu tư công. Giải ngân đầu tư công bình quân mỗi tháng cuối năm có thể khoảng 25.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức khoảng 14.500 tỷ đồng/tháng đầu năm. Tuy nhiên, đầu tư công dự kiến năm 2012 chỉ tăng khoảng 12,66% so với năm 2011 trong khi đầu tư công năm 2011 lại tăng 25,71% so với năm trước. Thêm vào đó, tạm ứng vốn trước thì sang năm 2013, nguồn vốn đầu tư công cũng sẽ sụt giảm một lượng tương ứng. Do vậy, mức độ tác động của các giải pháp tài khoá đối với nền kinh tế chỉ ở mức độ vừa phải.