| Nguyên Minh Cường |
SGTT.VN 30.07.2012 - Trước đây, trong khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bi đát, do lãi suất đi vay cao thì các ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn lãi cao. Nhưng quý 2/2012, lợi nhuận của một loạt ngân hàng bắt đầu giảm mạnh do phải trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu. Vietinbank, Vietcombank và Sacombank đều có những mức trích dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh, tương ứng là 1.453 tỉ đồng, 1.088 tỉ đồng, và 330 tỉ đồng. Các NHTM sẽ còn phải đối mặt với nợ xấu tiếp tục tăng cao trong những tháng cuối năm. Trong khi đó, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động thu hẹp. Đặc biệt, khoản lợi nhuận có được từ mua tín phiếu ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không còn được duy trì như trong nửa đầu năm 2012.
“The advantage of a free market is that it allows millions of decision-makers to respond individually to freely determined prices, allocating resources — labor, capital and human ingenuity — in a manor that can’t be mimicked by a central plan, however brilliant the central planner.” — Friedrich von Hayek
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012
Bơm vốn đầu tư công mạnh trở lại: dấu hỏi về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế?
| Đinh Tuấn Minh |
(Bài đăng trên TBKTSG ngày 25.07.2012)
(Bài đăng trên TBKTSG ngày 25.07.2012)
Khi đầu tư tư nhân
chưa thể đảm nhận được nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng thì không nghi ngờ gì, đầu
tư công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế. Đầu tư công hiệu
quả là đầu tư công hướng được vào các công trình thiết thực để thúc đẩy kinh tế
tư nhân phát triển, đảm bảo chất lượng tốt và với chi phí thấp nhất có thể. Nếu
đạt được các tiêu chí này thì việc mở rộng đầu tư công sẽ không gây ra những
tác động tiêu cực tới tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.
Vấn đề của đầu tư công
của Việt Nam trong những năm vừa qua là đầu tư dàn trải và thiếu các biện pháp
kiểm soát chi phí. Những câu chuyện như tỉnh nào cũng có cảng biển, cũng có vài
khu công nghiệp, v.v. với công suất sử dụng thấp đã được nói đến rất nhiều. Những
câu chuyện như chi phí đầu tư xây dựng đường xá ở Việt Nam thuộc diện cao nhất
thế giới, hoặc đường cao tốc và các công trình công cộng vừa xây xong một thời
gian đã hỏng cùng không phải hiếm.
Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012
Chỉ số giá tiêu dùng sụt giảm: chưa nên kích cầu
| Nguyên Minh Cường |
SGTT 23.07.2012 - Theo các thông
báo mới nhất, chỉ số giá tiêu dùng tại các tỉnh thành phố trong cả nước trong
tháng 7.2012 đều ghi nhận mức tăng âm. Tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Long An chỉ số CPI
tháng 7.2012 lần lượt giảm 0,29%, 0,57%, 0,21%, 0,25% và 0,06% so với tháng
6.2012. Như vậy, nhiều khả năng CPI cả nước sẽ ghi nhận mức tiêu dùng sụt giảm tháng
thứ hai liên tiếp. Diễn biến này tạo ra nhiều lo ngại về xu hướng giảm phát đối
với nền kinh tế. Tuy nhiên nếu nhìn vào cơ cấu của giỏ hàng hóa tính CPI thì chỉ
số giá tiêu dùng sụt giảm trong tháng 6 và tháng 7.2012 có nguyên nhân phần lớn
từ sự sụt giảm giá cả hàng hoá trên thế giới.
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012
Nợ xấu: không dễ giải quyết
| Nguyên Minh Cường |
SGTT.VN 17.07.2012 - Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, quyền chánh thanh
tra, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc ngân hàng Nhà nước, nợ
xấu của toàn bộ hệ thống tín dụng Việt Nam đến 31.3.2012 là hơn 202.000
tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng đến
30.6.2012 chỉ khoảng 0,76% so với cuối năm trước. Tín dụng tăng trưởng
chậm là một nguyên nhân quan trọng khiến cho tăng trưởng GDP sáu tháng
đầu năm chỉ đạt 4,38%. Trong bối cảnh dư địa cho chính sách tiền tệ và
tài khoá hạn hẹp, thì nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong sáu
tháng cuối năm của Chính phủ thực sự là một nan đề.
Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012
Phải có công ty mua bán nợ xấu làm “chim mồi”
| Ngô Hải phỏng vấn Đinh Tuấn Minh |
VNeconomy 05.07.2012: “Theo tôi, vai trò của công ty mua bán nợ xấu theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước chỉ là ‘con chim mồi’ để kích thích hoạt động mua bán nợ xấu diễn ra trong nền kinh tế”, chuyên gia kinh tế độc lập Đinh Tuấn Minh đã chia sẻ như vậy khi nói về việc xử lý nợ xấu ngân hàng.
Ông nói:
- Nếu như nền kinh tế điều hành không được tốt, hoạt động của các thị trường bất động sản vẫn chưa được minh bạch, mối quan hệ giữa bất động sản với các ngân hàng vẫn chằng chịt như hiện nay, vấn đề của doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn đọng trạng thái kinh doanh kém hiệu quả, vay vốn không trả nợ được do không có được khả năng cạnh tranh tốt... thì một thời gian sau, nợ xấu sẽ tiếp tục quay trở lại.
Tại sao, các ngân hàng không tự xử lý nợ xấu của chính mình khi họ cũng có công ty mua bán nợ xấu (?). Vấn đề đặt ra ở đây là không phải là vấn đề giải quyết nợ xấu của bản thân ngân hàng, mà việc các ngân hàng tự xử lý nợ xấu của chính mình chỉ mang tính chất cục bộ. Chỉ có một số ngân hàng có quy mô nợ xấu nhỏ và thấp mới giải quyết được nợ xấu của chính mình nhưng đối với các ngân hàng có mức nợ xấu cao, thì công ty mua bán nợ xấu của chính ngân hàng cũng sẽ không xử lý được mà phải cần công ty mua bán nợ khác hay ngân hàng khác tham gia mua bán.
Tuy nhiên, sự tham gia của các ngân hàng khác vào mua nợ xấu của những ngân hàng có nợ xấu cao cũng không phải dễ, vì các công ty mua bán nợ xấu này không có cơ chế để giải quyết nợ xấu cho ngân hàng khác. Đó là lý do cho thấy, thị trường mua bán nợ bị đóng hẹp, không được mở rộng giữa các ngân hàng với nhau nên “cục” nợ xấu của các ngân hàng bị tồn đọng và không giải quyết được như hiện nay.
VNeconomy 05.07.2012: “Theo tôi, vai trò của công ty mua bán nợ xấu theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước chỉ là ‘con chim mồi’ để kích thích hoạt động mua bán nợ xấu diễn ra trong nền kinh tế”, chuyên gia kinh tế độc lập Đinh Tuấn Minh đã chia sẻ như vậy khi nói về việc xử lý nợ xấu ngân hàng.
Ông nói:
- Nếu như nền kinh tế điều hành không được tốt, hoạt động của các thị trường bất động sản vẫn chưa được minh bạch, mối quan hệ giữa bất động sản với các ngân hàng vẫn chằng chịt như hiện nay, vấn đề của doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn đọng trạng thái kinh doanh kém hiệu quả, vay vốn không trả nợ được do không có được khả năng cạnh tranh tốt... thì một thời gian sau, nợ xấu sẽ tiếp tục quay trở lại.
Tại sao, các ngân hàng không tự xử lý nợ xấu của chính mình khi họ cũng có công ty mua bán nợ xấu (?). Vấn đề đặt ra ở đây là không phải là vấn đề giải quyết nợ xấu của bản thân ngân hàng, mà việc các ngân hàng tự xử lý nợ xấu của chính mình chỉ mang tính chất cục bộ. Chỉ có một số ngân hàng có quy mô nợ xấu nhỏ và thấp mới giải quyết được nợ xấu của chính mình nhưng đối với các ngân hàng có mức nợ xấu cao, thì công ty mua bán nợ xấu của chính ngân hàng cũng sẽ không xử lý được mà phải cần công ty mua bán nợ khác hay ngân hàng khác tham gia mua bán.
Tuy nhiên, sự tham gia của các ngân hàng khác vào mua nợ xấu của những ngân hàng có nợ xấu cao cũng không phải dễ, vì các công ty mua bán nợ xấu này không có cơ chế để giải quyết nợ xấu cho ngân hàng khác. Đó là lý do cho thấy, thị trường mua bán nợ bị đóng hẹp, không được mở rộng giữa các ngân hàng với nhau nên “cục” nợ xấu của các ngân hàng bị tồn đọng và không giải quyết được như hiện nay.
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012
Có tín hiệu tích cực nhưng chưa thể lạc quan
| Nguyên Minh Cường |
SGTT.VN 25.06.2012- Lần đầu tiên kể từ tháng 3.2009, chỉ số CPI tháng 6.2012 của cả nước âm, với mức giảm 0,26%. Cùng với đó, nhập siêu vẫn duy trì ở mức thấp nhờ tốc độ tăng nhập khẩu thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng sáu tháng đầu năm 2012 chỉ ở khoảng 4,3%, chúng ta chưa thể lạc quan.
Sự sụt giảm nhanh của chỉ số giá tiêu dùng có thể giúp cho đời sống người dân ổn định hơn. Đóng góp lớn vào đà giảm của chỉ số CPI trong tháng 6.2012 là sự sụt giảm của ba nhóm chỉ số giá: giao thông (-1,64%), nhà ở và vật liệu xây dựng (-1,21%), hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,23%). Giá xăng trong nước giảm 700 – 800 đồng mỗi lần nhờ giá xăng dầu thế giới giảm mạnh cùng với việc các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng giảm giá bán do tồn kho cao đã giúp chỉ số giá hai nhóm hàng hoá giao thông và nhà ở vật liệu xây dựng giảm. Nhờ vậy, chỉ số CPI tính theo năm chỉ còn ở mức 6,9%/năm.
Lãi suất giảm nhanh nhưng tín dụng vẫn tắc
| Nguyên Minh Cường |
SGTT.VN 02.07.2012 - Trong sáu tháng đầu năm, ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục giảm dần các mức lãi suất điều hành và bơm thêm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế. Nhờ vậy, lãi suất huy động đã giảm dần về mức 9%/năm đối với các kỳ hạn dưới 1 tháng, lãi suất cho vay cũng đã giảm về mức phổ biến 13 – 15%. Cùng với đó, tỷ giá USD/VND vẫn ổn định trong biên độ. Tuy nhiên, dù chính sách tiền tệ đã nới lỏng “gấp rút”, lãi suất huy động giảm về 9% ngay trong tháng 6.2012, thay vì đợi đến cuối năm thì dòng tiền trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn đang bị tắc và chưa thể khơi thông.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)