(Đây là bài viết tôi định đăng trên SGTT số Tết nhưng cuối cùng BBT quyết định không đăng vì không phù hợp với xu hướng hiện nay).
Kinh tế suy thoái toàn cầu năm 2008-2009
khiến tỷ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển tăng cao, trong khi giới tài
chính-ngân hàng vẫn sống khỏe, đặc biệt là sau khi được các chính phủ bơm hàng
ngàn tỷ USD để cứu trợ trong giai đoạn 2009-2010. Giới đầu cơ trên các thị trường
tài chính toàn cầu đã trở thành đối tượng
để người dân chút giận trong những tháng cuối 2011. Theo tâm thế chung của xã hội,
những kẻ đầu cơ này là thủ phạm gây ra bất ổn toàn cầu, nhưng thay vì bị trừng
phạt, họ lại được các chính phủ o bế và cứu trợ. Sự thật có phải như vậy không?
Yếu
tố đầu cơ trong hành động của con người
Để hành động, tức để đạt được một mục đích
nào đó, con người phải dựa trên một lượng thông tin nhất định về khả năng đạt
được mục đích đó. Dựa trên tính chất của loại thông tin mà con người có thể có
được ta có thể phân loại hành động thành ba loại lý tưởng: hành động có tính
khoa học, hành động có tính cờ bạc, và hành động có tính đầu cơ.
Hành
động có tính thuần túy khoa học là loại hành động dựa trên kinh nghiệm hoặc thí
nghiệm đã biết, theo đó người hành động biết trước rằng nếu anh ta làm đúng
theo công thức sẵn có anh ta sẽ đạt được kết quả mong muốn. Dơ camera lên chụp
là một ví dụ. Ta thực hiện thao tác đó bởi vì ta đã có kinh nghiệm về khả năng
ghi lại hình cảnh của camera.
Hành động có tính thuần túy đánh bạc là hành
động mà ta không chắc liệu có thể có được
kết quả mong muốn ngay trước khi bắt đầu, nhưng ta lại biết rằng ta có cơ may có
được kết quả mong muốn. Ở đây cơ may để đạt được kết quả không phụ thuộc vào
kinh nghiệm của anh ta. Đánh đề hay chơi xổ số là một ví dụ của hành động thuần
túy đánh bạc.
Hành động có tính đầu cơ là hành động chỉ dựa
một phần vào kinh nghiệm đã biết. Do còn nhiều yếu tố liên quan đến hành động
mà ta không biết, hoặc không thể biết, nên khả năng thành công của hành động là
không chắc chắn. Tuy nhiên, bởi hành động có tính đầu cơ dựa một phần vào kiến
thức đã biết, nên ta không đơn thuần chỉ có cơ hội thành công tương tự như đánh
bạc, mà còn có khả năng nâng cao được cơ hội thành công nếu ta chịu khó học hỏi.
Trên
thực tế, hầu hết các hành động của chúng ta đều là hành động có tính đầu cơ vì
ta không thể biết được mọi thứ cũng như kiểm soát được toàn bộ những thứ diễn
ra xung quanh. Luôn có những điều ta
không thể lường được trước khi hành động. Ta hành động đơn giản bởi vì bản thân
ta đã thành công hoặc biết một ai đó đã thành công trong một hành động tương tự
trước đó.
Khi
yếu tố đầu cơ được chuyên môn hóa
Việc hầu hết các hành động của chúng ta đều
có tính chất đầu cơ hàm ý rằng chúng ít nhiều đều chứa đựng yếu tố rủi ro. Những
người tìm cách kinh doanh theo hướng làm giảm các tổn thất liên quan đến các rủi
ro mà chúng ta có thể gặp phải khi hành động được gọi là nhà đầu cơ chuyên nghiệp.
Theo nghĩa này, toàn bộ giới doanh nhân có
thể được xem như là những nhà đầu cơ chuyên nghiệp. Người kinh doanh bảo hiểm đảm
bảo, chẳng hạn với một mức phí bảo hiểm về tai nạn giao thông nhất định nào đó,
sẽ hoàn trả một phần các chi phí liên quan nếu như tai nạn xảy ra. Người chủ
doanh nghiệp đảm bảo hàng tháng trả cho người lao động một khoản lương nhất định
để đổi lấy việc thực hiện một số loại hành động nào đó và gánh chịu toàn bộ rủi
ro liên quan đến những hành động này của người lao động. Người kinh doanh sản
phẩm tài chính phái sinh đảm bảo cung cấp cho các doanh nghiệp các yếu tố đầu
vào (hàng hóa, lãi suất, cổ phiếu, tỷ giá v.v.) với một mức giá cố định và gánh
chịu toàn bộ rủi ro liên quan đến sự thay đổi giá cả.
Trong tất cả các trường hợp trên, các nhà đầu
cơ chuyên nghiệp đều phải tìm cách giúp khách hàng của mình kiểm soát rủi ro đồng
thời tìm cách phân tán rủi ro sang cho nhiều người khác nhằm đảm bảo rằng hoạt
động kinh doanh của mình có lợi nhuận. Chính vì nhu cầu phải phân tán rủi ro
sang cho nhiều người khác nhau dẫn đến xuất hiện tầng tầng lớp lớp các nhà đầu
cơ chuyên nghiệp khi nền kinh tế thị trường toàn cầu bùng nổ. Ngày nay, khi nhắc
đến giới đầu cơ, người ta chỉ còn nói đến giới kinh doanh các sản phẩm phái
sinh. Theo Wikipedia, tổng giá trị của các hợp đồng phái sinh toàn cầu vào giữa
năm 2007 ước khoảng 510 nghìn tỷ USD, lớn gấp hơn 4 lần tổng giá trị tài sản thực
trên toàn thế giới.
Vì
đâu hoạt động đầu cơ lại trở thành “tội đồ” của khủng hoảng kinh tế 2008-2009?
Như vậy, bản chất của các hoạt động đầu cơ
là nhằm phát hiện và kiểm soát rủi ro, và giảm thiểu các thiệt hại khi rủi ro xảy
ra. Quả thực, sự phát triển chóng mắt của lĩnh vực này trong khoảng 30 năm trở
lại đây đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thế giới. Do rủi ro ngày càng được
kiểm soát tốt hơn nên vốn, công nghệ, lao động và hàng hóa có điều kiện dịch
chuyển ngày càng nhanh trên phạm vi toàn cầu, đến những nơi thực sự cần, đến những
lĩnh vực thực sự có tiềm năng phát triển.
Tuy nhiên, cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu
năm 2008-2009 đã khiến cho dân chúng thế giới có một cái nhìn thiếu thiện cảm về
hoạt động đầu cơ. Các hoạt động đầu cơ bị bị qui là do lòng tham của giới tài phiệt, là thủ phạm gây ra khủng hoảng
kinh tế toàn cầu. Những lập luận chống đối giới này cho rằng thay vì góp phần
kiểm soát rủi ro, giới đầu cơ đã tạo ra một môi trường an toàn giả tạo để khuyến
khích các cá nhân và doanh nghiệp chi tiêu và đầu tư nhằm gặt hái những khoản lợi
nhuận kếch xù. Khi rủi ro xảy ra, thay vì phải gánh chịu rủi ro, giới đầu cơ lại
được các chính phủ trên toàn cầu cứu vớt bằng tiền đóng thuế của dân chúng. Các
chính phủ phải cứu vớt giới đầu cơ là vì sự sụp đổ của giới này sẽ gây ra những
đổ vỡ cho nền kinh tế thực còn lớn hơn nhiều khoản được cứu trợ.
Vậy có phải nguyên nhân đích thực của khủng
hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 là do lòng tham của giới đầu cơ? Sự thật không
phải vậy. Giới đầu cơ, như bản chất nguyên thủy của nó, tạo ra môi trường an
toàn hơn cho các khách hàng của mình hoạt động. Nhưng những tính toán về rủi ro
của giới đầu cơ toàn cầu lại đánh giá quá thấp các rủi ro mà các chính phủ có
thể gây ra. Chính sự tin tưởng của giới đầu cơ về khả năng của các ngân hàng
trung ương trong việc duy trì các mức lãi suất thấp, vào tỷ giá ổn định, và vào khả năng kiểm soát nợ
công v.v. đã khiến họ hạ thấp các tiêu chuẩn an toàn về vốn, đẩy dân chúng vào
các hành động tiêu dùng và đầu tư quá mức, dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Làm
cách nào để đưa yếu tố đầu cơ về đúng vị trí của nó?
Trong khi các rủi ro của các cá nhân và
doanh nghiệp là các rủi ro phi tập trung thì rủi ro chính thể (regime
uncertainty) lại là rủi ro tập trung. Với rủi ro phi tập trung, các nhà đầu cơ
đều có thể dùng qui luật số lớn để tính toán và phân tán rủi ro. Nhưng với rủi
ro chính thể, các nhà đầu cơ luôn ở thế bị động và không có cách nào tính toán
được. Họ hoặc tin tưởng thái quá hoặc bi quan thái quá. Với trường hợp đầu, họ
sẽ hạ thấp các chi phí bảo hiểm rủi ro, và do vậy, vô tình đẩy dân chúng vào
các hoạt động rủi ro. Với trường hợp sau, họ nâng cao chi phí bảo hiểm rủi ro,
và do vậy, vô tình ngăn cản các hoạt động kinh doanh của người dân, dẫn đến
kinh tế trì trệ.
Như vậy, để giúp cho giới đầu cơ hoạt động
đúng chức năng của mình - phát hiện và kiểm soát rủi ro - vấn đề không phải là
đặt ra các rào cản hoạt động của giới này mà là các chính phủ phải tìm cách loại
bỏ các rủi ro chính thể. Hay nói cách khác, các chính phủ nên tập trung vào cân
bằng chi tiêu ngân sách, xây dựng các luật lệ ổn định, và tạo ra một đồng tiền
“tốt” không bị mất giá trị. Bấy nhiêu có lẽ là đủ để tạo ra một nền kinh tế
toàn cầu ngày càng ổn định và thịnh vượng.
Ngô Quốc Thái:
Trả lờiXóaNguyên nhân Cục dữ trữ liên bang Fed giữ lãi suất thấp trong thời gian dài, thúc đẩy việc mua nhà thế chấp là do năm 1995, Bill Clinton đã nới lỏng quy định mua nhà thông qua Community Reinvestment Act. Sự chỉnh sửa này tạo thêm áp lực buộc các ngân hàng thương mại hạ tiêu chuẩn mua nhà để người dân thu nhập thấp có thể sở hữu ngôi nhà họ xứng đáng có. Việc giảm bớt quy định và ràng buộc lên khối tài chính dưới thời Bush tạo thêm động lực cho giới tài chính tạo thanh khoản cho khối nợ kém an toàn này. Giống như thị trường thứ cấp sôi động thì mới có thêm hàng hoá trên thị trường sơ cấp, bong bóng bất động sản không ngừng bơm căng.
Lãi suất thấp là điều dĩ nhiên phải duy trì bởi người thu nhập thấp ko dễ trả cho các khoản vay mua nhà mà ko có các quy định nới lỏng trên sẽ lên tới cả ngàn đô mỗi tháng. Cán cân ngân sách thâm hụt đều đặn, muốn tiếp tục bơm tiền cho thị trường bất động sản, ko gì khác ngoài vay nợ từ bên ngoài. Khi khoản nợ đã lớn đến mức không duy trì đc và có nguy cơ đe doạ sự an toàn nên tài chính của Mỹ, nó buộc phải bị dừng lại (nên nhớ Mỹ suýt ngừng hoạt động vì bất đồng trong việc thương lượng để thông qua trần nợ mới).
Lập luận sau có thể đúng có thể không: nhiều nhà đầu tư nhận thức đc cái kết không thể tránh khỏi này, song ai cũng kỳ vọng mình có thể nhảy ra trước khi quá muộn. Giống như trò chơi Music Chair, nhạc dừng thì tranh nhau ngồi. Giống như củ khoai nóng, ai cũng phải truyền sang người khác trước khi bị bỏng tay. Bất đối xứng về thông tin bao giờ cũng ngăn cản trò chơi công bằng. Kẻ thua cuộc thuộc số 99%.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaHec:
Trả lờiXóaQua những phân tích của mình, tác giả đã lật lại những vai trò tích cực thuộc về bản chất của giới đầu cơ mà lâu này vẫn thường bị quên lãng bởi bóng đen của cuộc khủng hoảng. Không những vậy a còn đưa ra một hàm ý rằng sự can thiệp của chính phủ vào thị trường có thể gây ra những rủi ro chính thể là mầm mống cho toàn bộ đổ vỡ hệ thống. Do vậy, việc ngăn cản hoạt động của giới đầu cơ không phải là phương thuốc có ý nghĩa cho nền kinh tế.
Còn trong phần phân tích của mình, mà đặc biệt đáng chú ý nhất là đoạn cuối, Ngô Quốc Thái có bổ sung, diễn giải thêm 1 ý về việc chính phủ giảm bớt các qui định, ràng buộc hoạt động, hạ lãi suất,.. kết hợp với sự bất đối xứng thông tin cố hữu trên thị trường đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các rủi ro đạo đức phát sinh.
Lập luận của NQT như vậy, có những điểm tương đồng và bổ sung cho bài viết của tác giả. "Tội lỗi" của giới đầu cơ được gột rửa, nhưng cũng vì vậy, theo nguyên tắc kinh điển về sự bảo toàn, tội lỗi của chính phủ phải tăng lên :D Và cụ thể là các tội: Gây ra các rủi ro chính thể làm nhiễu loạn thị trường và tội không thiết kế được khung pháp lý cần thiết để tạo ra sự minh bạch thông tin cần thiết trước nền tài chính phái sinh nở rộ.
Tuy nhiên, theo Paul David Son, một Keynesian, những tội lỗi của chính phủ gây ra cuộc khủng hoảng đều có in dấu tay Lobby của giới đầu cơ. Việc Chính phủ Bill Clinton cáo chung cho đạo luật Glass - Steagall (ban hành sau đại khủng hoảng 1930) đã được phơi bày là chịu sự thao túng, nhằm chiều chuộng, các nhà tài phiệt của giới đầu cơ. Hơn thế nữa, các ngân hàng và nhà đầu cơ phải chịu trách nhiệm 1 cách rất rõ ràng khi họ đã vì động cơ lợi nhuận mà cố tình che giấu các khoản nợ xấu, chứng khoán hóa nó và chuyển đến tay những nhà đầu tư nhẹ dạ, những quĩ hưu trí hám lợi hoặc những ngân hàng nước ngoài thiếu thông tin.Với niềm tin như vậy, ông cổ vũ cho các giải pháp ngăn chặn, hạn chế sự phát triển của giới đầu cơ.
Thực ra tôi nghĩ cuộc tranh luận sẽ có ý nghĩa hơn nếu ta thừa nhận rằng không chỉ giới đầu cơ mà tất cả các thành phần kinh tế đều thể hiện 2 mặt: xấu và tốt một khi họ bị dẫn dắt bởi động cơ lợi nhuận. Và trên thực tế là 1 thị trường càng kém cạnh tranh, thì sự thể hiện tiêu cực càng lên ngôi vì đơn giản nó hứa hẹn những lợi nhuận cao hơn. Tôi cũng ko đồng tình với Paul David Son ở giải pháp mà ông hay đa phần các Keynesian đưa ra. Việc thêm một can thiệp ngăn chặn của chính phủ ở hiện tại sẽ báo trước một sự dỡ bỏ của chính chính sách ấy trong tương lai, khi mà bóng ma của khủng hoảng đã lùi xa. Dĩ nhiên sự dỡ bỏ ấy khó mà không díu líu tới quá trình lobby của những người hưởng lợi (như case study phía trên) và rất có thể cũng sẽ mang lại những đặc quyền phi cạnh tranh cho họ. Và vì thế, bong bóng lại hình thành, chờ giờ đẹp và nổ :D
Tóm lại, hạn chế sự can thiệp bóp méo của chính phủ vào thị trường càng nhiều càng tốt đồng thời ban hành các giải pháp phù hợp để thông tin ngày càng minh bạch, theo quan điểm của tôi, mới là giải pháp cho dài hạn. :D
Chúc mừng năm mới \:D/