Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Đề án mua bán nợ nhìn từ sức ép tái cơ cấu kinh tế

| Nguyên Minh Cường |
 
SGTT.VN (14.01.2013) - Đề án thành lập công ty Mua bán nợ quốc gia (VAMC) hiện đang dần được hé lộ trong tuần qua trên một số báo. Theo đó, các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được VAMC mua lại theo giá trị sổ sách. Các ngân hàng Thương mại (NHTM) bán nợ sẽ được VAMC thanh toán bằng trái phiếu xử lý nợ, và có thể dùng trái phiếu này thế chấp tại ngân hàng nhà nước (NHNN) để vay chiết khấu.

Khi thu hồi được các khoản nợ, NHTM sẽ được 85%, còn VAMC sẽ được hưởng 15% giá trị thu hồi. Còn nếu NHTM không thu hồi được khoản nợ, VAMC cũng chỉ mất chi phí xử lý và chi phí quản lý nợ. Như vậy, gánh nặng xử lý nợ xấu vẫn thuộc trách nhiệm của các NHTM. Điều này có thể khiến quá trình tái cơ cấu nền kinh tế khó có thể đẩy nhanh được.

Siết thị trường vàng: được và mất

| Nguyên Minh Cường |

SGTT (07.01.2013) - Triển khai nghị định 24 của Chính phủ về hoạt động kinh doanh vàng, từ ngày 10.1.2013 chỉ có những địa điểm được ngân hàng Nhà nước cấp phép mới được kinh doanh vàng miếng. Với những quy định khá ngặt nghèo về vốn điều lệ (trên 100 tỉ đồng), kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực mua bán vàng (trên hai năm), số thuế đã nộp, có mạng lưới chi nhánh tại ít nhất ba tỉnh thành..., cả nước chỉ có 14 doanh nghiệp và 17 tổ chức tín dụng, với tổng cộng 2.400 điểm giao dịch trên cả nước được cấp phép mới kinh doanh vàng miếng. 

Như vậy, khoảng 5.600 cửa hàng vàng đang hoạt động chỉ còn được phép kinh doanh vàng trang sức. Không những vậy, trong thời gian tới, ngân hàng Nhà nước còn dự định đưa ra các quy định để siết hoạt động kinh doanh vàng trang sức. Vậy đâu là những điểm được và mất ở những quy định này?